No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Những phát hiện mới về các loài cóc (Anura: Bufonidae, Megophryidae) ở tỉnh Sơn La
Lượt xem: 1861
 
NHỮNG PHÁT HIỆN MỚI VỀ CÁC LOÀI CÓC (Anura: Bufonidae, Megophryidae) Ở TỈNH SƠN LA

                                                                                                    PGS.TS. Phạm Văn Anh, trường Đại học Tây Bắc
 

Trong hai năm gần đây, các nhà khoa học của Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Trường Đại học Tây Bắc, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Vườn thú Cologne (Đức) đã nghiên cứu các loài lưỡng cư ở tỉnh Sơn La và phát hiện tới 8 loài cóc cho tỉnh này.

Đáng chú ý có hai loài ghi nhận mới cho Việt Nam là Cóc rừng lu chun - Bufo luchunnicus công bố vào năm 2020và Cóc mày - Megophrys gigantica. Kết quả này đã được chúng tôi công bố trên tạp chí khoa học Russian Journal of Herpetology (Nga), số 26 (2019) và 27 (2020).

Cóc lu-chun - Bufo luchunnicus đặc điểm nhận dạng: Kích cỡ trung bình (59,2 mm); đầu rộng hơn dài; tuyến mang tai phát triển dài; màng nhĩ không rõ; chi trước có cánh tay khoẻ; mút ngón tròn; có màng bơi giữa các ngón chân; khớp cổ chày vươn tới giữa mắt; mặt lưng và hai bên nổi mụn cóc; mặt bụng ráp; khi còn sống mặt lưng màu nâu với một vài đốm sẫm màu; tuyến mang tai màu đen ở mặt bên và nâu vàng ở mặt trên; bên sườn nâu đen với một vài mảng sáng màu; mặt bụng màu nâu với các vệt màu vàng sáng.

 


Cóc rừng lu chun - Bufo luchunnicus, ảnh: Đậu Văn Triều

 

Cóc mày gi-gan-ti-ca – Atympanophrys gigantica có đặc điểm nhận dạng: Kích thước lớn (85,1 mm); đầu rộng hơn dài; mút mõn nhọn, màng nhĩ không rõ; không có răng lá mía; mút ngón tay tròn; có riềm da bên ngón tay; có màng bơi giữa các ngón chân; có riềm da bên ngón chân; khớp cổ chày vươn tới góc sau ổ mắt; da nhẵn; khi còn sống mặt lưng màu nâu vàng; má và bên dưới nếp da màng nhĩ đen; môi trên vàng; sườn nâu vàng; mặt bụng nâu, với một vài vệt vàng ở vùng ngực.



Cóc mày -Megophrys gigantica, ảnh: Phạm Văn Anh

 


Bên cạch các loài ghi nhận mới cho Việt Nam với mẫu thu ở tỉnh Sơn La, chúng tôi còn phát hiện sáu loài ghi nhận mới cho tỉnh này, đó là loài Cóc mày ai-lao-ni-cum - Leptobrachium ailaonicum, Cóc mày sung - Leptobrachella sungi, Cóc mày phê - Megophrys feae, Cóc mày jin đông - Megophrys jingdongensis, Cóc mày nhỏ - Megophrys microstoma và Cóc mày pa-r-va – Megophrys parva (Pham et al., 2019). Kết quả này đã được chúng tôi công bố trên tạp chí khoa học Biodiversity Data Journal (Bu-ga-ri), năm 2019.


 

 


Cóc mày ai-lao-ni-cum - Leptobrachium ailaonicum, ảnh: Phạm Văn Anh

 


Cóc mày sung - Leptobrachella sungi, ảnh: Phạm Văn Anh

 

 


Cóc mày phê - Megophrys feae, ảnh: Phạm Văn Anh

 



Cóc mày nhỏ - Megophrys microstoma, ảnh: Phạm Văn Anh

 

 


Cóc mày jin đông - Megophrys jingdongensis, ảnh: Phạm Văn Anh

 

 


Cóc mày pa-r-va – Megophrys parva, ảnh: Phạm Văn Anh

 

 

Các kết quả này tiếp tục cho thấy mức độ đa dạng sinh học của Sơn La là rất cao, đây chính là nguồn tài nguyên thiên nhiên ban tặng cho chúng ta. Trong tương lai, chúng tôi tin rằng các khám phá mới về đa dạng sinh học sẽ tiếp tục được công bố.

 
Thông tin doanh nghiệp
  • Phần mềm du lịch thông minh “Sơn La Tour” kết nối chặt chẽ giữa du khách - người dân - doanh nghiệp - cơ quan quản lý nhà nước
  • 27 mô hình, sản phẩm đoạt giải Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sơn La, lần thứ 7-năm 2025
  • Tiến sĩ 9X về nước tạo AI soi lỗ hổng bảo mật
  • Tiến sĩ 9X chinh phục đỉnh cao IoT toàn cầu
  • Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2025 và gặp mặt Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống ngành Du lịch Việt Nam
  • Khánh thành dây chuyền đồ hộp giấy dành cho rau quả tại Sơn La
  • Ban Tổ chức họp chuẩn bị công tác chấm điểm các mô hình, sản phẩm tham dự Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sơn La lần thứ 7, năm 2025
  • Hội nghị công bố các quyết định về công tác tổ chức, cán bộ
  • Người chiến sỹ mẫu mực trong hai cuộc kháng chiến
  • Hội thảo tư vấn Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu thị trường lao động và việc làm tại Sơn La
  • Phát động, khởi công hợp thực hiện các dự án bảo vệ, phát triển rừng và các hoạt động hỗ trợ sinh kế cho người dân
  • Bản tin Trí thức với Khoa học và Công nghệ số 56/2025
  • UBND tỉnh Sơn La làm việc với Đoàn Công tác Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
  • Từ thợ “chân đất” thành nhà sáng chế triệu đô
  • Sơn La công nhận 7 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao
  • 34 ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH ĐƯỢC QUỐC HỘI THÔNG QUA NĂM 2025
  • Một nền giáo dục tốt không thể phụ thuộc vào học thêm
  • NHỮNG NGƯỜI TIÊN PHONG ĐI MỞ ĐẤT
  • Sơn La gặp mặt các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình tiêu biểu về sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê
  • TS. Nguyễn Thị Kim Thanh: 17 năm theo đuổi hiệu ứng Kondo
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam
  • Chủ tịch của NVIDIA và 4 nhà khoa học thắng giải thưởng 3 triệu USD của VinFuture
  • Công bố chi tiết 5 bộ, 4 Ủy ban dự kiến sáp nhập, kết thúc sau khi tinh gọn bộ máy
1 2 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 40
    • Hôm nay: 2249
    • Trong tuần: 21 336
    • Tất cả: 15768241
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này