No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Tiến sĩ 9X về nước tạo AI soi lỗ hổng bảo mật
Lượt xem: 23

Tiến sĩ 9X về nước tạo AI "soi" lỗ hổng bảo mật

Từ chối nhiều cơ hội tốt tại Mỹ, TS Nguyễn Văn Sơn trở về Việt Nam, ghi dấu ấn với loạt công trình AI đỉnh cao và truyền cảm hứng cho thế hệ khoa học trẻ. 

TS Nguyễn Văn Sơn (sinh năm 1993), hiện là giảng viên Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội). Từ chối những cơ hội việc làm hấp dẫn tại Mỹ, TS. Nguyễn Văn Sơn đã chọn trở về Việt Nam với dấu ấn với hàng loạt công trình AI, trong đó có giải pháp phát hiện lỗ hổng bảo mật với độ chính xác vượt trội, thể hiện khát vọng nâng tầm vị thế công nghệ nước nhà.

anh tin bai

TS Nguyễn Văn Sơn (sinh năm 1993), giảng viên Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội). Ảnh: UET.

DoiT – bệ phóng từ giảng đường đến sân chơi trí tuệ quốc tế

Con đường nghiên cứu của TS Nguyễn Văn Sơn được định hình từ khá sớm. Ngay từ năm 3 đại học, Nguyễn Văn Sơn đã để lại dấu ấn khi cùng nhóm nghiên cứu phát triển hệ thống DoiT, công cụ kiểm tra lỗi chính tả và phát hiện trùng lặp văn bản tiếng Việt. DoiT hỗ trợ xử lý tài liệu ở các định dạng phổ biến như .doc, .docx, .pdf, .ppt… Không chỉ chỉ ra lỗi chính tả, hệ thống còn đề xuất từ đúng thay thế; đặc biệt, tính năng phát hiện trùng lặp có ý nghĩa quan trọng trong phòng chống sao chép tài liệu như khóa luận, luận văn, đồ án.

anh tin bai

 Nhóm tác giả nhận giải Nhân tài Đất Việt. Ảnh: UET.

Thành công của DoiT đã mang về giải Nhì Giải thưởng Nhân tài Đất Việt và được ứng dụng rộng rãi tại các cơ sở giáo dục, cơ quan nghiên cứu trong nước. Dự án này cũng giúp TS Sơn sở hữu một bằng độc quyền sáng chế quốc gia – bước khởi đầu vững chắc cho hành trình nghiên cứu khoa học lâu dài.

Những trải nghiệm từ việc phát triển DoiT đã trở thành chất xúc tác mạnh mẽ, tiếp thêm động lực để Nguyễn Văn Sơn kiên định theo đuổi con đường học thuật và đổi mới sáng tạo.

Năm 2017, Sơn nhận học bổng nghiên cứu tại Đại học Texas (Dallas, Hoa Kỳ). Đây là một trong những cơ sở đào tạo và nghiên cứu hàng đầu về kỹ nghệ phần mềm và trí tuệ nhân tạo. Dưới sự hướng dẫn của các giáo sư đầu ngành như GS I-ling Yen, GS Farokh Bastani và GS Nguyễn Nhựt Tiến, TS Sơn bắt đầu rẽ hướng sang nghiên cứu AI và phần mềm – một lĩnh vực đang bùng nổ trên toàn cầu.

CodeJIT – vũ khí AI Việt cho trận chiến an ninh mạng toàn cầu

Quá trình học tập tại Mỹ không hề dễ dàng. Anh chia sẻ: "Những đêm thức trắng viết bài hay những lần công trình bị từ chối đã giúp tôi trưởng thành hơn rất nhiều". Chính những áp lực và thử thách đó đã tôi luyện nên một nhà khoa học bản lĩnh, sẵn sàng đối mặt với những bài toán khó.

anh tin bai

Công trình của TS Nguyễn Văn Sơn được vinh danh Quả cầu vàng. Ảnh: UET.

Ngay từ năm thứ hai tại Mỹ, TS Nguyễn Văn Sơn đã có một quyết định rõ ràng: sẽ trở về Việt Nam cống hiến sau khi tốt nghiệp. Để chuẩn bị cho sự quay lại này, anh chủ động hợp tác nghiên cứu từ xa với các nhà khoa học trong nước và các nghiên cứu sinh Việt Nam ở nước ngoài, từng bước xây dựng một mạng lưới khoa học vững chắc.

Năm 2022, TS. Nguyễn Văn Sơn chính thức về nước công tác. Với sự hỗ trợ từ PGS. TS. Võ Đình Hiếu, PGS. TS. Phạm Ngọc Hùng cùng lãnh đạo Khoa Công nghệ thông tin, Trường ĐH Công nghệ, nhóm nghiên cứu của anh nhanh chóng bắt nhịp và đạt được những kết quả đáng nể.

Chỉ trong hai năm, nhóm đã công bố hơn 10 bài báo khoa học, trong đó có 7 công trình được đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín nhất thuộc nhóm Q1 và các hội thảo hàng đầu xếp hạng A*. Đây là những con số biết nói, khẳng định chất lượng nghiên cứu đỉnh cao của nhóm.

Một trong những dự án tạo tiếng vang lớn nhất của anh khi trở về là CodeJIT – phương pháp học máy phát hiện sớm lỗ hổng bảo mật trong quá trình phát triển phần mềm. Trong bối cảnh an ninh mạng là vấn đề sống còn, việc phát hiện sớm lỗ hổng giúp giảm thiểu rủi ro và tiết kiệm chi phí sửa chữa khổng lồ.

Thực nghiệm cho thấy CodeJIT đạt độ chính xác lên đến 90%, cao gần gấp đôi so với các phương pháp tiên tiến khác không tập trung vào mã nguồn. Giải pháp này có tiềm năng ứng dụng rộng rãi, đặc biệt ý nghĩa với các tổ chức trong lĩnh vực an ninh mạng, y tế, tài chính, những nơi đòi hỏi bảo mật nghiêm ngặt. Các công ty phần mềm cũng có thể tích hợp CodeJIT vào quy trình để nâng cao chất lượng sản phẩm.

“Đây là công trình tôi đặc biệt tự hào, không chỉ đặt nền tảng cho nhiều dự án bảo mật tiếp theo của nhóm nghiên cứu mà còn đóng góp vào việc cải thiện chất lượng của phần mềm”, TS. Sơn cho biết.

Sứ mệnh của người trở về

Sau khi tốt nghiệp TS, Tiến sĩ Nguyễn Văn Sơn đã từ bỏ cơ hội làm việc cho các trường đại học và các công ty công nghệ lớn tại Mỹ và quyết định trở về nướcQuyết định về nước của TS. Nguyễn Văn Sơn đến từ một niềm tin sâu sắc. “Tôi tin rằng những đóng góp của mình sẽ được phát huy mạnh mẽ nhất khi tôi được đóng góp cho cội nguồn của mình, nơi tôi sinh ra, lớn lên và được đào tạo”, anh chia sẻ.

anh tin bai

 TS Nguyễn Văn Sơn trao đổi với sinh viên khoa Công nghệ Thông tin (trường ĐH Công nghệ, ĐHQG Hà Nội). Ảnh: UET.

Với anh, trở về không chỉ là làm nghiên cứu mà còn mang theo một sứ mệnh. Anh muốn truyền lại những kiến thức tiên tiến nhất mình đã học được cho thế hệ trẻ, những tài năng AI tương lai của đất nước. Anh xem mình là một người đồng hành thay vì người dẫn đầu.

“Tôi mong muốn tạo ra một môi trường nơi mà các bạn trẻ có thể phát huy tối đa khả năng, cùng nhau sáng tạo và xây dựng những giải pháp công nghệ hữu ích cho xã hội. Chính điều này đã tiếp thêm sức mạnh để tôi không ngừng phấn đấu, vượt qua khó khăn, và chinh phục những đỉnh cao tri thức mới”, anh nói.

Mục tiêu sắp tới của TS. Sơn là tiếp tục phát triển hai hướng nghiên cứu chính: kỹ nghệ phần mềm tự động và kỹ nghệ AI tự động lấy dữ liệu làm trọng tâm. Anh muốn góp phần nâng cao năng suất, chất lượng phần mềm và quan trọng hơn là thúc đẩy ứng dụng AI vào đời sống.

“Tôi hy vọng có thể thúc đẩy ứng dụng AI vào đời sống, giúp nhiều người tiếp cận được với các giải pháp AI, đặc biệt là những đối tượng chưa có nhiều cơ hội và điều kiện tiếp cận công nghệ này”, chủ nhân Quả cầu vàng 2024 khẳng định.

Hành trình của TS. Nguyễn Văn Sơn là một minh chứng cho thấy những trí thức trẻ Việt Nam, sau khi được đào tạo ở các môi trường đỉnh cao, đang ngày càng có xu hướng lựa chọn trở về để đóng góp trực tiếp cho sự phát triển của quê hương, đất nước. Nguyễn Văn Sơn đã sở hữu một bảng thành tích khủng: Giải thưởng Quả cầu vàng năm 2024; 1 bằng độc quyền sáng chế quốc gia; 7 bài báo khoa học công bố trên tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế uy tín nhất hiện nay thuộc danh mục Q1; 9 bài báo đăng trên hội thảo khoa học quốc tế Q1 và Q2 (xếp hạng A*/A). Đặc biệt, sản phẩm Hệ thống hỗ trợ nâng cao chất lượng văn bản - DoiT thực hiện từ năm 3 đại học giúp TS Sơn và nhóm nghiên cứu giành giải Nhì Giải thưởng Nhân tài Đất Việt, được ứng dụng rộng rãi trong nước.

                                                                                     Theo kienthuc.net.vn

GT: N.T.Phương

Thông tin doanh nghiệp
  • Phần mềm du lịch thông minh “Sơn La Tour” kết nối chặt chẽ giữa du khách - người dân - doanh nghiệp - cơ quan quản lý nhà nước
  • 27 mô hình, sản phẩm đoạt giải Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sơn La, lần thứ 7-năm 2025
  • Tiến sĩ 9X về nước tạo AI soi lỗ hổng bảo mật
  • Tiến sĩ 9X chinh phục đỉnh cao IoT toàn cầu
  • Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2025 và gặp mặt Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống ngành Du lịch Việt Nam
  • Khánh thành dây chuyền đồ hộp giấy dành cho rau quả tại Sơn La
  • Ban Tổ chức họp chuẩn bị công tác chấm điểm các mô hình, sản phẩm tham dự Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sơn La lần thứ 7, năm 2025
  • Hội nghị công bố các quyết định về công tác tổ chức, cán bộ
  • Người chiến sỹ mẫu mực trong hai cuộc kháng chiến
  • Hội thảo tư vấn Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu thị trường lao động và việc làm tại Sơn La
  • Phát động, khởi công hợp thực hiện các dự án bảo vệ, phát triển rừng và các hoạt động hỗ trợ sinh kế cho người dân
  • Bản tin Trí thức với Khoa học và Công nghệ số 56/2025
  • UBND tỉnh Sơn La làm việc với Đoàn Công tác Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
  • Từ thợ “chân đất” thành nhà sáng chế triệu đô
  • Sơn La công nhận 7 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao
  • 34 ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH ĐƯỢC QUỐC HỘI THÔNG QUA NĂM 2025
  • Một nền giáo dục tốt không thể phụ thuộc vào học thêm
  • NHỮNG NGƯỜI TIÊN PHONG ĐI MỞ ĐẤT
  • Sơn La gặp mặt các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình tiêu biểu về sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê
  • TS. Nguyễn Thị Kim Thanh: 17 năm theo đuổi hiệu ứng Kondo
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam
  • Chủ tịch của NVIDIA và 4 nhà khoa học thắng giải thưởng 3 triệu USD của VinFuture
  • Công bố chi tiết 5 bộ, 4 Ủy ban dự kiến sáp nhập, kết thúc sau khi tinh gọn bộ máy
1 2 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 42
    • Hôm nay: 1103
    • Trong tuần: 20 190
    • Tất cả: 15767095
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này