No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Lão nông “chế” máy trợ thở giúp con vượt trọng bệnh
Lượt xem: 1320








Lão nông “chế” máy trợ thở giúp con vượt trọng bệnh



GD&TĐ - Là nông dân chưa học hết lớp 12, nhưng ông Trần Trung Hiếu đã “chế” ra chiếc máy trợ thở “rẻ tiền”, giúp người con trai vượt qua cơn khốn khó của bệnh hiểm nghèo. Từ đó mà anh sống vui, tích cực hơn mỗi ngày.




Chiếc máy trợ thở do lão nông Trần Trung Hiếu sáng chế. Ảnh: TG


Máy trợ thở lạ lùng

Những ngày giữa tháng 6, PV Báo GD&TĐ tìm đến căn nhà của lão nông Trần Trung Hiếu, 57 tuổi, thôn Phú Thủy, huyện Ninh Sơn, tỉnhNinh Thuận. Chúng tôi đã mục sở thị máy trợ thở do ông sáng chế trước Tết Nguyên đán 2020.

Trong căn nhà cấp 4,lão nôngHiếu chia sẻ, con trai đầu của ông tên Trần Trung Thiêng Hoàng (37 tuổi). Năm 2015 anh xuất hiện triệu chứng teo chân, mất sức lao động. Sau khi đi khám ở nhiều nơi, bác sĩ xác định bị bệnh xơ cột bên teo cơ đôi chân.

Thấy bệnh tình của con ngày càng nặng, gia đình ông Hiếu đã vay mượn khắp nơi để đưa anh vào TPHCM chữa bệnh. Tổng số 4 lần điều trị tại các bệnh viện khác nhau, với số tiền hơn 40 triệu đồng. Nhưng cuối cùng anh lại bị trả về vì không có thuốc điều trị.

Năm 2019, bệnh của anh Hoàng ngày càng xấu. Chân anh bị teo lại, xuất hiện tình trạng khó thở… Gia đình đưa anh Hoàng vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận để điều trị. Tại bệnh viện, các bác sĩ đã mổ thông khí quản và đặt ống cho anh Hoàng thở bằng máy. Nằm ở bệnh viện hơn 4 tháng thì anh Hoàng được xuất viện.

Do không có tiền mua máy thở, nên gia đình ông Hiếu đã cử 4 người thay phiên nhau túc trực để bóp bóng trợ thở, giúp anh Hoàng duy trì sự sống. Sau 20 ngày bóp bóng thở, nhận thấy những vất vả mà gia đình đang gặp phải và xuất phát từ tình thương con, lão nông Hiếu đã bắt đầu suy nghĩ đến việc"chế" một chiếc máy trợ thở tự động.

Nói là làm, ông Hiếu đã nghĩ ra việc "chế" chiếc quạt cũ của gia đình thành máy trợ thở. Bước đầu làm đã thất bại đến 4 - 5 lần, những thử thách đó cũng không quật ngã được ý chí của ông.

Đến lần thứ 6, chiếc máy đã được "chế" tạo thành công. Ban đầu, chiếc máy trợ thở được làm bằng chiếc máy quạt gia đình, nên khi hoạt động được khoảng 3 tháng, chiếc máy trên không đủ công suất để trợ thở cho anh Hoàng.

Từ đó, lão nông Hiếu tiếp tục suy nghĩ, tận dụng những thiết bị gia, đồ cũ có sẵn để "chế" một chiếc máy trợ thở khác hoàn chỉnh hơn và hoạt động cho đến nay.

Lão nông Trần Trung Hiếu vui vẻ nói: "Chiếc máy trợ thở của tôi tận dụng đồ cũ nên chỉ có giá khoảng 1 triệu đồng. Chiếc máy hiện tại đã hoàn chỉnh, hoạt động tốt để phục vụ cho con tôi thở hằng ngày. Khi chiếc máy vào hoạt động thay thế được 4 người ngồi bóp bóng trợ thở như trước đây. Hiện, gia đình chỉ phân công 1 người ở nhà túc trực để khi cúp điện, máy gặp sự cố hay ống dẫn bị gấp để xử lý kịp thời".

Chiếc máy trợ thở của lão nông Hiếu có cấu tạo khá đơn giản. Nó gồm một động cơ mô-tơ điện rời, một vành (niềng) xe đạp, một bộ hơi được làm bằng ống nhựa PVC đường kính 90 mm, dài 25 cm được bịt kín 2 đầu và một ống dẫn khí dài khoảng 2 mét được nối trực tiếp từ bộ hơi vào cơ thể bệnh nhân.

"Máy hoạt động khá đơn giản, khi cắm vào nguồn điện thì mô-tơ hoạt động sẽ làm quay niềng xe đạp thông qua dây cao su được chế từ ruột xe gắn máy. Khi quay, gánh tay đòn gắn ở niềng xe đạp đẩy bộ hơi hoạt động, từ đó tạo ra khí như bóp bóng hơi trợ thở mà không cần sức người.

Đặc biệt, tôi còn chế ra thêm một bộ lọc hơi nước. Để khi trời nắng nóng, nó làm hạ nhiệt hơi trong máy trợ thở. Từ đó, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, bộ phận này sẽ đảm nhiệm việc lọc không khí qua nước. Nhờ vậy, không khí sẽ sạch hơn", lão nông Hiếu nói.

"Ai khó khăn thì cứ liên hệ tôi"

Anh Trần Trung Thiên Hoàng rất cảm động trước tình cảm của ba. Sức khỏe của anh hiện khá ổn định. "Từ khi có máy trợ thở tôi không còn cảm thấy day dứt khi làm phiền nhiều người. Tôi sẽ cố gắng sống lạc quan hơn để mọi người an tâm", anh nói.

Lão nông Hiếu bùi ngùi: "Giờ con tôi đã có máy trợ thở. Tôi rất vui và an tâm. Hiện chiếc máy trợ thở của tôi có công suất mô-tơ khá lớn. Khi máy hoạt động bơm hơi vào cơ thể bệnh nhân khá mạnh, nên tôi phải dùng niềng xe đạp để giảm lại tốc độ quay của mô-tơ. Tôi cũng mong muốn tìm được nơi bán mô-tơ có công suất khoảng 100W, quay 20 vòng/phút để mua lại về "chế" thành máy trợ thở nhỏ gọn hơn hiện tại".

"Tôi đã làm được 4 máy trợ thở. Trước đó, khoảng 1 tháng tôi đã tặng miễn phí cho một gia đình ở quận Phú Nhuận, TPHCM. Gia đình đó cũng có người thân mắc bệnh hiểm nghèo như con trai tôi", lão nông Hiếu vui vẻ nói.

Lão nông Hiếu chia sẻ: "Tôi chỉ là dân "hai lúa". Làm được gì cho con trai vượt bệnh hiểm nghèo là sung sướng rồi. Bây giờ tôi cũng muốn có sức khỏe để làm thêm được nhiều máy nữa tặng mọi người. Ai khó khăn thì cứ liên hệ tôi. Tôi sẽ làm tặng máy trợ thở tương tự để bà con có điều kiện điều trị bệnh cho người thân của mình. Như hiện nay, một máy thở y tế nhập từ nước ngoài có giá hơn một tỷ đồng, người nghèo không dám mơ tới".


Nguồn: Báo Giáo dục & Thời đại”


ST: TuấnĐạt


Thông tin doanh nghiệp
  • Phần mềm du lịch thông minh “Sơn La Tour” kết nối chặt chẽ giữa du khách - người dân - doanh nghiệp - cơ quan quản lý nhà nước
  • 27 mô hình, sản phẩm đoạt giải Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sơn La, lần thứ 7-năm 2025
  • Tiến sĩ 9X về nước tạo AI soi lỗ hổng bảo mật
  • Tiến sĩ 9X chinh phục đỉnh cao IoT toàn cầu
  • Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2025 và gặp mặt Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống ngành Du lịch Việt Nam
  • Khánh thành dây chuyền đồ hộp giấy dành cho rau quả tại Sơn La
  • Ban Tổ chức họp chuẩn bị công tác chấm điểm các mô hình, sản phẩm tham dự Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sơn La lần thứ 7, năm 2025
  • Hội nghị công bố các quyết định về công tác tổ chức, cán bộ
  • Người chiến sỹ mẫu mực trong hai cuộc kháng chiến
  • Hội thảo tư vấn Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu thị trường lao động và việc làm tại Sơn La
  • Phát động, khởi công hợp thực hiện các dự án bảo vệ, phát triển rừng và các hoạt động hỗ trợ sinh kế cho người dân
  • Bản tin Trí thức với Khoa học và Công nghệ số 56/2025
  • UBND tỉnh Sơn La làm việc với Đoàn Công tác Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
  • Từ thợ “chân đất” thành nhà sáng chế triệu đô
  • Sơn La công nhận 7 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao
  • 34 ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH ĐƯỢC QUỐC HỘI THÔNG QUA NĂM 2025
  • Một nền giáo dục tốt không thể phụ thuộc vào học thêm
  • NHỮNG NGƯỜI TIÊN PHONG ĐI MỞ ĐẤT
  • Sơn La gặp mặt các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình tiêu biểu về sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê
  • TS. Nguyễn Thị Kim Thanh: 17 năm theo đuổi hiệu ứng Kondo
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam
  • Chủ tịch của NVIDIA và 4 nhà khoa học thắng giải thưởng 3 triệu USD của VinFuture
  • Công bố chi tiết 5 bộ, 4 Ủy ban dự kiến sáp nhập, kết thúc sau khi tinh gọn bộ máy
1 2 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 48
    • Hôm nay: 2207
    • Trong tuần: 21 296
    • Tất cả: 15768201
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này