No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ vào đại hội đảng bộ các cấp
Lượt xem: 2787








Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộvàođại hội đảng bộ các cấp




Vần đề cán bộ và công tác cán bộ là một trong những vấn đề then chốt quyết định sự thành bại của cách mạng. Chủ tịch Hồ Chi Minh đã khẳng định: “Muôn việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”(1). Người đã vận dụng sáng tạo một hệ thống luận điểm sâu sắc và phong phú về vấn đề cán bộ và công tác cán bộ, nên đã gây dựng được lớp lớp cán bộ ưu tú trưởng thành trong thực tiễn cách mạng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ qua các thời kỳ phát triển của đất nước.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “cán bộ là người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành...” (2) Nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được. Do đó, tiêu chuẩn đầu tiên của người cán bộ, theo Người, là phẩm chất đạo đức. Đó là: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Người dạy: “Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” (3)” “Đức là gốc”. Đức sẽ bảo đảm cho tài năng được sử dụng đúng đắn. Cán bộ cấp càng cao thì tiêu chuản đạo đức càng phải chuẩn mực. Có đức rồi thì phải chú trọng cả tài năng, vì tài năng bảo đảm cho khả năng hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi cán bộ phải có tài (năng lực); cán bộ phải thành thạo về chính trị và giỏi về chuyên môn, phải vừa “hồng”, vừa “chuyên”và cho rằng, người cán bộ có đức, có tài là người cán bộ có tác phong công tác, làm việc, sinh hoạt sâu sát thực tiễn, gần gũi nhân dân, mở rộng dân chủ, nói đi đôi với làm, lý luận gắn với thực tiễn, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao. Trong từng giai đoạn phát triển của cách mạng, những tiêu chuẩn ấy lại được Người bổ sung và cụ thể hóa cho phù hợp với những yêu cầu của nhiệm vụ chính trị đang đặt ra.

Người chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” (4). Vai trò của người cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ở vị trí tiên phong: “Cán bộ tốt, việc gì cũng xong” (5). Trong thực thi nhiệm vụ, người cán bộ luôn luôn phải nêu gương.

Muốn có cán bộ tốt, phải làm tốt công tác cán bộ. Nội dung công tác cán bộ bao gồm: tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện, đánh giá, sử dụng và chính sách cán bộ.

Công tác tuyển chọn cán bộ là khâu đầu tiên và rất quan trọng. Chọn được giống tốt ắt cây sẽ tốt. Việc lựa chọn cán bộ phải dựa theo các tiêu chí : tài và đức, nhưng đức là gốc.

Chủ tịch Hồ Chi Minh yêu cầu Đảng phải đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo cán bộ. Năm 1947, Người viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, trong đó, chỉ rõ: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Vì vậy, “huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”. Huấn luyện phải thiết thực và chu đáo. Huấn luyện, đào tạo tốt thì sẽ có một đội ngũ cán bộ tốt. Theo Người,” đảng phải nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu. Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc chung của chúng ta”.(6)

Muốn sử dụng cán bộ đúng, trước hết phải hiểu đúng, đánh giá đúng cán bộ để lựa chọn sắp xếp cán bộ cho đúng. Công tác xem xét, đánh giá cán bộ là việc rất hệ trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Xem xét cán bộ, không chỉ xem ngoài mặt mà còn phải xem tính chất của họ. Không chỉ xem một việc, một lúc mà còn phải xem toàn cả lịch sử, toàn cả công việc của họ...”(7). Đánh giá cán bộ phải hết sức khách quan, phải căn cứ các tiêu chí và kết quả thực tiễn công tác của họ. Đặc biệt, Người đòi hỏi những cán bộ cấp trên muốn hiểu đúng và đánh giá đúng cán bộ cấp dưới thì chính bản thân mình phải liêm chính, vô tư, công bằng, thẳng thắn, không “yêu nên tốt, ghét nên xấu. Bản thân người lãnh đạo phải đúng đắn, gương mẫu, phải “giữ được mực thước”...

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đời ai cũng có chỗ hay, chỗ dở. Ta phải dùng chỗ hay của người và gíúp người chừa chỗ dở. Nếu “không biết tùy tài mà dùng người”, chẳng khác gì “thợ rèn bảo đi đóng tủ, thợ mộc bảo đi rèn dao”. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”(1947), khi đề cập đến vấn đề sử dụng cán bộ, Người đã viết: “Phải xem người ấy xứng đáng với việc gì. Nếu người có tài mà không dùng đúng tài của họ, cũng không được việc”. Trên báo Cứu quốc, số 58, ngày 4-10-1945, khi nói về việc dùng nhân tài, với bút danh Chiến Thắng, Người viết: “Tài to ta dùng làm việc to, tài nhỏ ta cắt làm việc nhỏ, ai có năng lực về gì, ta đặt ngay vào việc ấy”. Đất nước ta không thiếu người có tài, có đức.Vần đề là phải có sự đồng bộ từ nhận thức, thái độ đến cơ chế, chính sách trong phát hiện, bồi dưỡng và đãi ngộ cho đúng. Cốt lõi tư tưởng Hồ Chí Minh về sử dụng người tài là lòng thiết tha thực sự cầu hiền, xuất phát từ tư tưởng nhân văn, dựa trên tinh thần đại đoàn kết dân tộc, vì Tổ quốc trên hết. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một mẫu mực tuyệt vời tiêu biểu nhất trong lĩnh vực trọng dụng người tài.

Sử dụng cán bộ có ý nghĩa quyết định đến sinh mạng chính trị của cán bộ và hiệu quả công việc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm chỉ ra những sai lầm trong công tác cán bộ như: Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là chắc chắn hơn người ngoài. Ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình, không ưa những người chính trực. Ham dùng những người tính tình hợp với mình...

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc cất nhắc, đề bạt cán bộ nhất thiết phải “vì công tác, vì tài năng”, đặc biệt, khi cất nhắc, đề bạt cán bộ ở những cương vị lãnh đạo, phải thận trọng, chính xác, vì chức vụ càng cao, quyền hạn càng lớn thì tác động ảnh hưởng càng nhiều. Cất nhắc cán bộ không đúng là khuyết điểm lớn của người lãnh đạo, chẳng những khuyết điểm với tổ chức, mà còn là khuyết điểm với người được cất nhắc.

Trong đội ngũ cán bộ, có lớp già lớp trẻ, lớp cũ lớp mới. Đảng phải có kế hoạch sắp xếp bố trí thật hợp lý để cho các lớp cán bộ có thể bổ sung cho nhau, phát huy cao nhất sự cống hiến cho sự nghiệp cách mạng.

Về chính sách cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đảng phải yêu thương cán bộ” (8). Trong quá trính sử dụng cán bộ, Đảng phải kiểm tra gíúp đỡ cán bộ. Làm tốt thì biểu dương, khen thưởng, làm dở thì chỉ bảo, hướng dẫn, có khuyết điểm thì nhắc nhở, phê bình, có sai lầm thì tùy mức độ mà xử phạt thích đáng. Mặt khác, phải giúp họ giải quyết những khó khăn trong đời sống và công tác. Đây là quan điểm thể hiện tính nhân văn sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công tác cán bộ.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ là kết tinh truyền thống dùng người của ông cha ta trong lịch sửhằng ngànnăm, là đỉnh cao của nghệ thuật dùng

người, là tài sản vô giá đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, là một hệ thống luận điểm toàn diện cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị lý luận và sức sống thực tiễn, đang được Đảng ta tiếp tục nghiên cứu, vận dụng vào công tác nhân sự đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 – 2025 và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. Đó là, cấp ủy khóa mới chỉ gồm những người có đức, có tài, có tâm vì nước, vì dân, linh hoạt và sáng tạo, đoàn kết với tập thể, có khả năng tập hợp quần chúng, dám chống cái sai trái, xem chia rẽ và bè phái là một nguy cơ, nghiêm chỉnh chấp hành kỷ cương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trong sạch, vô tư, trung thực, có uy tín trong trong Đảng và ngoài xã hội.

Khi nói đến phẩm chất, cần lưu ý cả hai mặt: phẩm chất chính trị và phẩm chất sinh hoạt. Phẩm chất chính trị là hết sức quan trọng, không thể châm chước, nhưng mặt khác, cũng không thể coi nhẹ phẩm chất sinh hoạt. Từ sai lầm về phẩm chất sinh hoạt sẽ “di căn” sang phẩm chất chính trị. Một cán bộ mà tham nhũng, tha hóa, mắc vào các tệ nạn xã hội ...thì trước hết là mất uy tín và theo đó, là triệt tiêu hiệu lực lãnh đạo.

Khi nói đến năng lực, thì phải lưu ý đồng thời cả ba nhân tố hợp thành. Đó là, kiến thức, trình độ và khả năng. Riêng về khả năng, thì phải xem xét đến hai mặt: khả năng nhận thức và khả năng hành động. Cả hai khả năng đều quan trọng, nhưng hành động chính là sự thể hiện khả năng nhận thức...Một vấn đề không thể không đề cập đến là, đem học vị, bằng cấp đồng nhất với năng lực. Không ít người có đủ loại bằng cấp, học vị, nhưng chỉ đọng lại ở “dạng tiềm năng”, bằng cấp để “đối ngoại”, để làm “đối trọng”cho việc bố trí, sắp xếp vị trí...

Ngoài ra, còn phải chú ý đến một nhân tố nữa, đó là sức khỏe, bởi lẽ, dù có thông minh, tài giỏi, phẩm chất có trong sáng đến đâu, nếu thiếu sức khỏe, thì cũng không hoàn thành được trọng trách.

Kiên quyết để không lọt vào cấp ủy khóa mới những người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, chạy chức chạy quyền, chạy quy hoạch, chạy cơ cấu, chạy phiếu bầu, có tư tưởng cục bộ, bảo thủ, quan liêu, tham nhũng, làm việc kém hiệu quả, nói không đi đôi với làm, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”. “tự chuyển hóa”, những người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết nghiêm trọng...


Nguyễn Xuyến

Chú thích:



(1)(2)(3)(4)(5)(6)(7)(8) Hồ Chí Minh Toàn tập –NXB CTQG Sự Thật – H – 2011 – t 5 – tr 280 - 269 – 292 – 309 – 280 – 313 -318 - 322..




Thông tin doanh nghiệp
  • Phần mềm du lịch thông minh “Sơn La Tour” kết nối chặt chẽ giữa du khách - người dân - doanh nghiệp - cơ quan quản lý nhà nước
  • 27 mô hình, sản phẩm đoạt giải Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sơn La, lần thứ 7-năm 2025
  • Tiến sĩ 9X về nước tạo AI soi lỗ hổng bảo mật
  • Tiến sĩ 9X chinh phục đỉnh cao IoT toàn cầu
  • Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2025 và gặp mặt Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống ngành Du lịch Việt Nam
  • Khánh thành dây chuyền đồ hộp giấy dành cho rau quả tại Sơn La
  • Ban Tổ chức họp chuẩn bị công tác chấm điểm các mô hình, sản phẩm tham dự Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sơn La lần thứ 7, năm 2025
  • Hội nghị công bố các quyết định về công tác tổ chức, cán bộ
  • Người chiến sỹ mẫu mực trong hai cuộc kháng chiến
  • Hội thảo tư vấn Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu thị trường lao động và việc làm tại Sơn La
  • Phát động, khởi công hợp thực hiện các dự án bảo vệ, phát triển rừng và các hoạt động hỗ trợ sinh kế cho người dân
  • Bản tin Trí thức với Khoa học và Công nghệ số 56/2025
  • UBND tỉnh Sơn La làm việc với Đoàn Công tác Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
  • Từ thợ “chân đất” thành nhà sáng chế triệu đô
  • Sơn La công nhận 7 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao
  • 34 ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH ĐƯỢC QUỐC HỘI THÔNG QUA NĂM 2025
  • Một nền giáo dục tốt không thể phụ thuộc vào học thêm
  • NHỮNG NGƯỜI TIÊN PHONG ĐI MỞ ĐẤT
  • Sơn La gặp mặt các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình tiêu biểu về sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê
  • TS. Nguyễn Thị Kim Thanh: 17 năm theo đuổi hiệu ứng Kondo
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam
  • Chủ tịch của NVIDIA và 4 nhà khoa học thắng giải thưởng 3 triệu USD của VinFuture
  • Công bố chi tiết 5 bộ, 4 Ủy ban dự kiến sáp nhập, kết thúc sau khi tinh gọn bộ máy
1 2 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 13
    • Hôm nay: 2107
    • Trong tuần: 21 194
    • Tất cả: 15768099
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này