No title... No title... No title... No title...
image advertisement
image advertisement
Chỉ số PCI và chỉ số PGI năm 2023 của tỉnh Sơn La
Lượt xem: 1026

Chỉ số PCI và chỉ số PGI năm 2023 của tỉnh Sơn La

Ngày 09/5/2024, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với cơ quan phát triển quốc tế của Hoa Kỳ (USAID) tổ chức công bố Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2023 của 63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

1. Khái quát chung

PCI được công bố thường niên từ năm 2005, còn PGI mới được công bố từ năm 2022. Cả hai chỉ số được phân tích đánh giá, xếp hạng trên cơ sở cảm nhận của cộng đồng doanh nghiệp. Năm 2023 đã trên 8.000 doanh nghiệp có thâm niên SXKD thuộc khu vực kinh tế tư nhân trong nước, 10.892 doanh nghiệp tư nhân mới hoạt động 2 năm lại đây và hơn 1.500 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được khảo sát, điều tra xã hội học (PCI gồm 10 chỉ số thành phần và PGI gồm 4 chỉ số thành phần; mỗi chỉ số thành phần có một số chỉ tiêu cụ thể. Việc đánh giá từng chỉ số thành phần theo thang điểm 10, có áp dụng phương pháp gán trọng số).

Một địa phương được coi là có chất lượng điều hành tốt khi có các chỉ số  thành phần có kết quả tốt. Đối với PCI, đó là: (1) Chi phí gia nhập thị trường thấp; (2) tiếp cận đất đai dễ dàng và sử dụng đất ổn định; (3) môi trường kinh doanh minh bạch và thông tin kinh doanh công khai; (4) chi phí không chính thức thấp; (5) thời gian thanh tra, kiểm tra và thực hiện các quy định, thủ tục hành chính nhanh chóng; (6) môi trường cạnh tranh bình đẳng; (7) chính quyền tỉnh năng động, sáng tạo trong giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp; 8) Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp triển khai đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp; (9) chất lượng đào tạo lao động tốt; (10) thủ tục giải quyết tranh chấp công bằng, hiệu quả và an ninh trật tự được duy trì.

Đối với PGI là: 1)Giảm thiểu ô nhiễm và thiên tai; (2) bảo đảm tuân thủ (luật pháp); (3) thúc đẩy thực hành xanh; (4) chính sách khuyến khích và dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp.

Năm 2023, PCI cao nhất là 70,94/100 điểm tối đa, thuộc về tỉnh Quảng Ninh. Điểm trung vị là 67,15; điểm thấp nhất là 62,63. Có 48 tỉnh tăng điểm, 15 tỉnh giảm điểm so với năm 2022. Xu hướng chung điểm PCI và điểm các chỉ số thành phần có xu hướng cải thiện dần qua các năm. Nhưng thứ hạng các tỉnh thì thường xuyên thay đổi, tăng, giảm. Tỉnh Quảng Ninh là trường hợp đặc biệt, liên tiếp 7 năm liền  giữ vững ngôi quán quân, còn lại từ ngôi thứ hai trở xuống thường xuyên hoán đổi cho nhau.

Năm 2023, trong 8 chỉ số, có 6 chỉ số (Chi phí gia nhập thị trường, tính minh bạch, chi phí thời gian, chi phí không chính thức, cạnh tranh bình đẳng, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp), hầu hết các tỉnh tiếp tục được cải thiện. Riêng hai chỉ số (tiếp cận đất đai, tính năng động của cán bộ chính quyền) chững lại và giảm sút một cách phổ biến.

PGI năm 2023 thì cả chỉ số chung và các chỉ số thành phần của tất cả các tỉnh đều tăng khá cao, chỉ duy nhất 1 tỉnh giảm (Vĩnh Long). Nhưng thứ hạng các tỉnh lại tăng, giảm đột biến, hoán đổi vị trí rất sâu. Tỉnh Quảng Ninh thăng hạng từ vị trí thứ 4 lên vị trí dẫn đầu, với 26,00 điểm/40 điểm tối đa. Điểm trung vị là 21,88, điểm thấp nhất là 13,15. Như vậy, năm 2023, Quảng Ninh là quán quân của cả hai chỉ số PCI và PGI.

Điều đáng quan tâm là, mức độ lạc quan của doanh nghiệp ở mức thấp so với những năm trước. Cụ thể, chỉ 27% doanh nghiệp cho biết sẽ mở rộng sản xuất kinh doanh trong hai năm tiếp theo, giảm đáng kể từ 35% của năm 2022. Tỷ lệ doanh nghiệp dự kiến giảm quy mô kinh doanh hoặc đóng cửa doanh nghiệp lên tới 16,2%, gần bằng tỷ lệ kỷ lục của năm cao điểm đại dịch Covid-19 là năm 2021, cao hơn đáng kể 10,7% của năm 2022.     

Báo cáo PCI và PGI khuyến nghị: Để tận dụng các cơ hội mang lại từ sự chuyển dịch trong chuỗi cung ứng toàn cầu, Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, quy định, cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến thuế, phòng cháy chữa cháy, xuất nhập khẩu và môi trường, đồng thời đẩy mạnh việc tạo điều kiện kết nối giữa các nhà đầu tư nước ngoài với các đối tác, khách hàng trong nước. Đặc biệt, cần chú trọng đến việc đào tạo lao động có kỹ năng chuyên môn kỹ thuật cao, để từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động trong nước từ chủ yếu dựa vào lợi thế cạnh tranh từ nguồn nhân công giá rẻ sang lực lượng lao động có trình độ cao trong nỗ lực thu hút đầu tư nước ngoài chất lượng cao vào Việt Nam.

2. PCI và PGI năm 2023 của Sơn La trong cả nước và vùng TDMNPB

2.1.PCI và các chỉ số thành phần của tỉnh Sơn La

Điểm PCI năm 2023 đạt 66,23 điểm, tăng 3,01 điểm so với năm 2022. Nhưng vẫn thấp hơn điểm trung vị của các nước (67,15). Thứ hạng trong cả nước tăng 3 bậc, từ vị trí thứ 49 lên vị trí thứ 46. Thứ hạng trong vùng Trung du Miền núi phía Bắc cũng giảm 1 bậc, từ vị trí thứ  8 xuống vị trí thứ 9.

Có 6 chỉ số thành phần cải thiện điểm số từ nhẹ đến khá (Gia nhập thị trường, Tính minh bạch, Chi phí thời gian, Chi phí không chính thức, Cạnh tranh bình đẳng, Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, Đào tạo lao động, Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự). Hai chỉ số giảm điểm từ nhẹ đến trung bình là tiếp cận đất đai và sự năng động của cán bộ chính quyền.

Chỉ số thành phần

Năm 2023

So với 2022

CSTP 1

Gia nhập thị trường

7,19

+0,35 (điểm)

CSTP 2

Tiếp cận đất đai

6,77

+0,03

CSTP 3

Tính minh bạch

6,12

+0,17

CSTP4

Chi phí thời gian

8,30

+1,47

CSTP 5

Chi phí không chính thức

6,72

+0,33

CSTP 6

Cạnh tranh bình đẳng

4,59

- 0,85

CSTP 7

Tính năng động của chính quyền

6,64

- 0,08

CSTP 8

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

6,98

+1,09

CSTP 9

Đào tạo lao động

5,08

+0,07

CSTP 10

Thiết chế pháp lý & anh ninh trật tự.

7,84

+0,13

PCI

Chỉ số năng lực cạnh tranh

66,23

+3,01

Thứ hạng

Trong cả nước

46

+3 (bậc)

Trong vùng TDMNPB

9

- 1

2.2.PGI và các chỉ số thành phần của tỉnh Sơn La

Chỉ số PGI năm 2023 đạt 20,74 điểm, tăng khá cao (5,59 điểm) so với năm 2022, nhưng vẫn thấp hơn điểm trung vị cả nước (21,88 điểm). Tỉnh nào cũng tăng từ trung bình đến cao và rất cao, nên thứ hạng trong cả nước giảm tới 22 bậc, từ vị trí 24 xuống vị trí 46. Thứ hạng trong vùng thì ngược lại, tăng 5 bậc, từ vị trí thứ 10 lên vị trí thứ 5.

Tất cả 4 chỉ số thành phần đều tăng điểm, 1 chỉ số tăng nhẹ, 1 chỉ số tăng trung bình và 2 chí số tăng khá.

Chỉ số thành phần

Năm 2023

So với 2022

CSTP 1

Giảm thiểu ô nhiễm và thiên tai

5,46

+1,98 (Điểm)

CSTP 2

Bảo đảm tuân thủ (luật pháp)

5,98

+0,99

CSTP 3

Thúc đẩy thực hành xanh

4,46

+0,07

CSTP4

Chính sách khuyến khích và dịch vụ hỗ trợ

4,84

+2,54

PGI

Chỉ số xanh

20,74

+5,59

Thứ hạng

Trong cả nước

46

-22 (bậc)

Trong vùng TDMNPB

5

+5

          2.3. PCI và PGI của các tỉnh vùng Trung du Miền núi phía Bắc

Vùng có 3 đại diện vào tốp 15 tỉnh đứng đầu (Bắc Giang, Phú Thọ, Lạng Sơn) về chỉ số PCI, nhưng cũng có 5 tỉnh thuộc tốp 15 tỉnh đứng cuối (Yên Bái, Bắc Kạn, Hòa Bình, Hà Giang, Cao Bằng). Về chỉ Số PGI vùng không có đại diện nào vào tốp 15 tỉnh đứng đầu, nhưng có tới 8 tỉnh thuộc tốp 15 tỉnh đứng cuối (Tuyên Quang, Lào Cai, Bắc Kạn, Điện Biên, Yên Bái, Lai Châu, Lạng Sơn, Cao Bằng)

Trong vùng, tỉnh Bắc Giang đứng đầu cả về PCI và PGI; Phú Thọ, Thái Nguyên cũng đứng thứ 2 và thứ 3 về hai chỉ số. Cao Bằng đứng cuối cả 2 chỉ số. Có 11 tỉnh tăng điểm, 3 tỉnh giảm điểm PCI, còn chỉ số PGI tất cả 14 tỉnh đều tăng điểm. Mức tăng, giảm điểm của các tỉnh chênh lệch khá lớn. Dẫn đến thứ hạng thay đổi từ nhẹ đến tương đối sâu. Có một số tỉnh có sự khác biệt lớn về thứ hạng hai chỉ số, cao chỉ số này, thấp chỉ số kia, điển hình là tỉnh Lạng Sơn thuộc tốp dẫn đầu về PCI, nhưng lại thuộc tốp cuối về PGI. Sơn La có vị trí khá trong vùng về PGI, vị trí trung bình về PCI.

PCI

PGI

Tỉnh

Chỉ số

Thứ hạng

Tỉnh

Chỉ số

Thứ hạng

2023

So với 2022

2023

So với 2022

2023

So với 2022

2023

So với 2022

Bắc Giang

69,75

-3,05

1

0

Bắc Giang

21,00

+4,57

1

+2

Phú Thọ

69,10

+2,80

2

+1

Thái Nguyên

20,85

+4,80

2

+3

Lạng Sơn

69,05

+1,17

3

0

Phú Thọ

20,81

+6,11

3

+8

Thái Nguyên

67,48

+1,38

4

+1

Hòa Bình

20,77

+6,32

4

+9

Lào Cai

67,38

+1,18

5

- 3

Sơn La

20,74

+5,61

5

+5

Điện Biên

67,02

+7,17

6

+7

Hà Giang

20,45

+4,78

6

+2

Lai Châu

66,98

+4,91

7

+5

Tuyên Quang

20,09

+7,03

7

+7

Tuyên Quang

66,53

+3,37

8

+2

Lào Cai

19,44

+3,27

8

- 4

Sơn La

66,23

+3,01

9

- 1

Bắc Kạn

19,39

+2,91

9

- 7

Yên Bái

65,56

+2,47

10

- 1

Điện Biên

18,83

+4,28

10

+2

Bắc Kạn

64,75

- 0,40

11

- 5

Yên Bái

18,40

+3,16

11

- 2

Hòa Bình

64,39

+1,58

12

- 1

Lai Châu

17,61

+1,86

12

- 5

Hà Giang

64,13

- 0,26

13

- 6

Lạng Sơn

17,33

+0.02

13

-12

Cao Bằng

63,13

+3,55

14

0

Cao Bằng

17,02

+1,14

14

- 8

Ghi chú 3 bảng số trên: Năm 2023 so với 2022: “+” là tăng, “ –” giảm (Đối với giá trị PCI và PGI là tăng, giảm điểm, đối với thứ hạng là tăng, giảm số bậc). Các chỉ số thành phần tính theo thang điểm 10, có gán trọng số.

                                                                                                                  Phan Đức Ngữ

                                                                       (Nguồn: Báo cáo PCI, GPI năm 2023 và Hồ sơ của các tỉnh, pcivietnam.vn)

 

 

Thông tin doanh nghiệp
  • Phần mềm du lịch thông minh “Sơn La Tour” kết nối chặt chẽ giữa du khách - người dân - doanh nghiệp - cơ quan quản lý nhà nước
  • 27 mô hình, sản phẩm đoạt giải Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sơn La, lần thứ 7-năm 2025
  • Tiến sĩ 9X về nước tạo AI soi lỗ hổng bảo mật
  • Tiến sĩ 9X chinh phục đỉnh cao IoT toàn cầu
  • Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2025 và gặp mặt Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống ngành Du lịch Việt Nam
  • Khánh thành dây chuyền đồ hộp giấy dành cho rau quả tại Sơn La
  • Ban Tổ chức họp chuẩn bị công tác chấm điểm các mô hình, sản phẩm tham dự Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Sơn La lần thứ 7, năm 2025
  • Hội nghị công bố các quyết định về công tác tổ chức, cán bộ
  • Người chiến sỹ mẫu mực trong hai cuộc kháng chiến
  • Hội thảo tư vấn Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu thị trường lao động và việc làm tại Sơn La
  • Phát động, khởi công hợp thực hiện các dự án bảo vệ, phát triển rừng và các hoạt động hỗ trợ sinh kế cho người dân
  • Bản tin Trí thức với Khoa học và Công nghệ số 56/2025
  • UBND tỉnh Sơn La làm việc với Đoàn Công tác Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
  • Từ thợ “chân đất” thành nhà sáng chế triệu đô
  • Sơn La công nhận 7 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 4 sao
  • 34 ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH ĐƯỢC QUỐC HỘI THÔNG QUA NĂM 2025
  • Một nền giáo dục tốt không thể phụ thuộc vào học thêm
  • NHỮNG NGƯỜI TIÊN PHONG ĐI MỞ ĐẤT
  • Sơn La gặp mặt các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình tiêu biểu về sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê
  • TS. Nguyễn Thị Kim Thanh: 17 năm theo đuổi hiệu ứng Kondo
Tiêu điểm
Xem & Nghe
  • Tôn vinh trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam
  • Chủ tịch của NVIDIA và 4 nhà khoa học thắng giải thưởng 3 triệu USD của VinFuture
  • Công bố chi tiết 5 bộ, 4 Ủy ban dự kiến sáp nhập, kết thúc sau khi tinh gọn bộ máy
1 2 
Bình chọn
Làm thế nào bạn tìm thấy trang web này?
  • Bình chọn Xem kết quả
    Thống kê truy cập
    • Đang online: 13
    • Hôm nay: 2105
    • Trong tuần: 21 192
    • Tất cả: 15768097
    Đăng nhập
     
    image banner
     TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ NỘI BỘ CỦA LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH SƠN LA
    Địa chỉ: 56A Đường Lò Văn Giá, Tổ 3, Phường Chiềng Lề, Thành phố Sơn La, Tỉnh Sơn La
    Điện thoại: 02123.858.268/ 02123.755.068             Fax:02123.755.068            Email: lienhiephoisonla@gmail.com
    Ghi rõ nguồn "Susta.vn" hoặc "Liên hiệp hội Sơn La" khi phát hành lại thông tin từ website này